Hương Mạc-Từ Sơn:Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống
Hương Mạc là một xã thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
Vị trí:
Hương Mạc giáp các huyện Đông Anh (Hà Nội), Yên Phong (Bắc Ninh);giáp các xã Phù Khê và Đồng Kỵ (Từ Sơn) và gồm 6 thôn là :
-Hương Mac(Me)
-Mai Động
-Kim Thiều(Mấc)
-Kim Bảng
-Đồng Hương
-Vĩnh thọ
Làng me thuộc xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn – một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh.
Theo truyền khẩu của người dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế…đã khảm trai trước khi tiến cung. Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.
Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang ). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay.
Kinh tế:
Hương Mạc có nghề nội thất gỗ mỹ nghệ rất phát triển.
*Làng nghề mộc chạm khảm Hương Mạc
Làng me thuộc xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn – một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh.
Theo truyền khẩu của người dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế…đã khảm trai trước khi tiến cung. Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.
Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang ). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay.