0358.993.999

Cung mệnh là gì? Tìm hiễu về cung mệnh có ý nghĩa gì đến phong thủy

Mỗi người sinh ra trên đời đều mang có cho mình 1 Sinh Mệnh và Cung Mệnh hay còn gọi là Bản Mệnh. Theo thuật phong thủy, sinh mệnh và cung mệnh có liên quan đến nhau và có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người.

Cung mệnh là gì?
Cung mệnh là gì?

Để tiện theo dõi chúng tôi xin phép chia ra các mục lục sau (bạn hãy chọn mục cần xem) :

Cung mệnh là gì? 

Cung mệnh hay còn được gọi là Bổn Mệnh hoặc Bản Mệnh là cung chính để xem tử vi, tướng pháp và vệnh mệnh của mỗi người.

Cung mệnh là bát trạch chính thức rất quan trọng trong thuật Phong Thủy nhằm để xác định các yếu tố Ngũ Hành nạp âm, định hướng phong thủy, khái quát tương lai, hôn nhân, kết hợp làm ăn, khai thông vận mệnh. Mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, hỗ trợ việc hoán cải số phận.

Trong thuật Phong Thủy, cung mệnh có 2 yếu tố dính liền nhau:

  1. Nguyên thể của hành bản mệnh
  2. Hành của bản mệnh

(1) Hành của bản mệnh

Bản mệnh hay còn gọi là Bổn mệnh tượng trưng cho 1 hành trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành chỉ thể chất căn bản của Bản mệnh

(2) Nguyên thể của hành bản mệnh

Có tấ cả 30 loại cho 5 hànhmỗi hành có 6 loại:

1/ Hành Kim

–    Sa trung kim (vàng trong cát)

–    Kim bạc kim (vàng pha kim khí trắng)

–    Hải trung kim (vàng dưới biển)

–    Kiếm phong kim (vàng ở mũi kiếm)

–    Bạch lạp kim (vàng trong nến trắng)

–    Thoa xuyến kim (vàng làm đồ trang sức)

2/ Hành Thủy

–    Thiên hà thủy (nước ở trên trời)

–    Đại khê thủy (nước dưới khe lớn)

–    Đại hải thủy (nước đại dương)

–    Giản hạ thủy (nước dưới khe)

–    Tuyền trung thủy (nước giữa dòng suối)

–    Trường lưu thủy (nước chảy thành giòng lớn)

3/ Hành Mộc

–    Bình địa mộc (cây ở đồng bằng)

–    Tang đố mộc (gỗ cây dâu)

–    Thạch lựu mộc (gỗ cây thạch lựu)

–    Đại lâm mộc (cây trong rừng lớn)

–    Dương liễu mộc (gỗ cây liễu)

–    Tùng bách mộc (gỗ cây tùng bách)

4/ Hành Hỏa

–    Sơn hạ hỏa (lửa dưới chân núi)

–    Phú đăng hỏa (lửa ngọn đèn)

–    Thiên thượng hỏa (lửa trên trời)

–    Lộ trung hỏa (lửa trong lò)

–    Sơn đầu hỏa (lửa trên núi)

–    Tích lịch hỏa (lửa sấm sét)

5/ Hành Thổ

–    Bích thượng thổ (đất trên vách)

–    Đại dịch thổ (đất thuộc 1 khu lớn)

–    Sa trung thổ (đất lẫn trong cát)

–    Lộ bàng thổ (đất giữa đường)

–    Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà)

–    Thành đầu thổ (đất trên mặt thành)

Sự phân loại thành 5 hành mỗi hành 6 loại giúp xác định nguyên thể, đặc tính thể chất của hành Bản Mệnh một cách dễ dàng.

Từ đó có thể suy diễn được sự phong phú hay bất túc của Bản Mệnh, tác hóa giữa Bản Mệnh khác nhau, ảnh hưởng hỗ tương giữa Mệnh và Cục, tương quan giữa các cung an Mệnh và Bản Mệnh, giữa chính diệu thủ Mệnh và Bản Mệnh.